Vai trò của những thành phần trong Inox gồm những gì?

Inox là một loại hợp kim phức tạp. Để đảm bảo được chất lượng, độ bền, độ chống gỉ, độ bóng thì cần có nhiều thành phần nguyên tố khác nhau. Đó là những gì?

Inox là một hợp kim nên chúng cũng có nhiều loại tùy theo thành phần các chất phối hợp để tạo thành và tỷ lệ pha trộn của từng chất. Để đảm bảo được chất lượng của Inox là không phải dễ, mỗi chất trong thành phần đều có vai trò riêng. Chúng đều ảnh hưởng đến các chỉ số sức bền, độ chống gỉ của Inox, nhất là Inox 304 là loại phổ biến hiện nay. Thành phần của từng chất trong Inox gồm những gì và vai trò của chúng như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ.

1. Vai trò của thành phần Cacbon

1.1 Tính chất của Cacbon trong hợp kim

Inox vốn là một hợp kim thuộc dòng thép không gỉ. Chính vì thế Carbon là thành phần quan trọng không thể thiếu. Vai trò của Carbon giúp hợp kim chịu ăn mòn cao, tăng độ bền, độ đàn hồi tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ Cacbon trên 10% thì sẽ hình thành lớp trơ khiến cho hợp kim mất đi độ thẩm mỹ, độ bóng mượt cũng như ánh kim vốn có.

Carbon có tính chất như than đá

1.2 Tỷ lệ của Cacbon trong Inox

Tỷ lệ Cacbon trong Inox không cao như các loại thép khác. Do đó, Inox có bề mặt bóng sáng rất thẩm mỹ.

2. Vai trò của thành phần Crom

2.1 Tính chất của Crom trong hợp kim

Nguyên tố Crom ( Cr) là chất giúp cho hợp kim có khả năng chống gỉ sét, chống mòn hóa vật lý cũng như ăn mòn hóa học. Do đó, Crom là chất quan trọng không thể thiếu trong Inox.

2.2 Tỷ lệ của Crom trong Inox

Tỷ lệ Crom trong hợp kim càng cao thì khả năng này càng tốt nhưng giá thành sẽ càng đắt.
Đặc biệt là Inox 304 luôn có tỷ lệ Crom khá cao nên khả năng chống gỉ rất tốt. Các loại Inox khác có giá thành thấp hơn, tỷ lệ Crom thấp hơn và khả năng chống gỉ cũng kém hơn.

3. Vai trò của thành phần Niken

3.1 Tính chất của Niken trong hợp kim

Nguyên tố Niken (Ni) giúp hình thành cấu trúc “Austenitic” khiến cho hợp kim có độ bền cơ học và độ dẻo dai lạ thường. Đặc biệt Niken có khả năng giúp hợp kim chống lại axit đáng kể. Điểm đặc biệt khác là Niken là chất chống lại từ tính. Vì thế nên hợp kim nào pha nhiều chất này sẽ có độ bền cơ học, độ bền vật lý tốt nhưng giảm đi từ tính đáng kể.

Niken là thành phần chính giúp tăng độ bóng và chống gỉ của Inox

3.2 Tỷ lệ của Niken trong Inox

Inox 304 có tỷ lệ Niken cao hơn so với các loại Inox thông thường. Do đó mà độ bền cơ học, khả năng chống lại axit của Inox 304 cũng tốt hơn các loại Inox khác. Để phân biệt loại Inox đó có phải Inox 304 hay không. Người ta thường nhỏ giọt axit lên để thử hoặc dùng đá nam châm để hút thử. Nếu tấm Inox đó có thể kháng lại axit tốt và mức độ hút từ tính kém thì đó chính là Inox 304.

4. Vai trò của thành phần Mangan

4.1 Tính chất của Mangan trong hợp kim

Nguyên tố Mangan (Mn) giúp khử được oxi hóa trong hợp kim. Trong giai đoạn nung nấu, Mangan cũng giúp cho hợp kim ngừa được các vết nứt do chất bẩn sunfua tạo ra. Mangan nếu ở hàm lượng cao ( trên 4%) thì sẽ thay thế được Niken vì có tính chất tương tự như Niken.

4.2 Tỷ lệ của Mangan trong Inox

Mangan có giá thành thấp hơn Niken nhưng khả năng tăng cường sức bền vật lý và chống gỉ thì chưa bằng Niken. Đối với Inox 304 thì tỷ lệ Niken cao và Mangan thấp. Đối với các loại Inox rẻ tiền hơn thì tỷ lệ Niken thấp và thay thế vào là Mangan.

5. Vai trò của thành phần Molybden:

5.1 Tính chất của Molybden trong hợp kim

Nguyên tố Molybden (Mo) có vai trò tăng khả năng chống mòn dạng rỗ, chống hình thành kẻ nứt theo thời gian đối với các hợp kim gốc Sắt. Ngoài ra, Molypden có khả năng tăng sức chịu clorua cho hợp kim.

Molybden rất cần thiết cho các công trình ngoài biển

5.2 Tỷ lệ của Molybden trong Inox

Đối với những sản phẩm thép Inox dùng cho các vật dụng, máy móc vùng ven biển thì chất này rất quan trọng. Bởi vì kim loại ở vùng ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi clorua hóa.

6. Vai trò của thành phần Nitơ

Nguyên tố Nitơ (N) là nguyên tố phụ trong hợp kim. Nguyên tố này đôi khi gây hại, làm tăng sự mòn dạng rỗ của hợp kim. Tuy nhiên, trong trường hợp tỷ lệ thành phần Carbon cao thì dễ làm cho hợp kim giảm sức bền thì một ít Ni tơ sẽ giúp tăng sức bền đáng kể cho hợp kim. Inox có tỷ lệ Carbon cao nên thường cũng sẽ có Nitơ kèm theo.

7. Vai trò của thành phần Silic và Đồng

7.1 Tính chất của Silic và đồng trong hợp kim

Đối với các loại thép không gỉ thì thường phải có thành phần Silic và Đồng để tăng cường độ chống gỉ, chống mài mòn mà vẫn đảm bảo được sức bền vật liệu. Chính vì vậy, những mác thép (309 và 310) thường dùng trong xây dựng thì phải có hai nguyên tố này.

7.2 Tỷ lệ của Silic và đồng trong Inox

Tỷ lệ của Silic và Đồng trong Inox là thường rất thấp hoặc đôi khi là không tồn tại. Lý do có lẽ là vì ứng dụng của Inox thường để thiết kế phụ kiện nhà bếp, trang trí nội thất.

8. Vai trò của thành phần lưu huỳnh

Lưu huỳnh thường được giữ ở mức thấp do có thể tạo ra sunfua bẩn. Lưu huỳnh dùng để cải thiện khả năng gia công (trong đó chất bẩn giữ nhiệm vụ “bẻ phôi”). Tuy nhiên, lượng lưu huỳnh dư làm giảm khả năng chống mòn lỗ chỗ.

Bạn thấy đấy, để có một sản phẩm Inox hoàn chỉnh thì việc nung nấu, pha trộn các thành phần rất đa dạng và phức tạp, chẳng hề đơn giản. Đối với sản phẩm Inox 304 thì đòi hỏi sự tinh xảo trong kỹ thuật nhiều hơn, các thành phần phải được kiểm soát tỷ lệ gắt gao hơn.

Xem thêm: inox 304